Bookmark:
RSS 1.0     RSS 2.0

Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>
Tổng số lần xem: 10700 - Tổng số hồi đáp: 12




Posted By: TungDX on 14/08/2011 14:06:52


Cũng là muốn quan tâm đôi chút đến cuộc sống riêng tư; Liệu có quên hẳn cái sự "XUÂN" toàn tâm toàn ý chi lý tưởng.

Trở về đầu




Posted By: TungDX on 02/08/2011 11:29:39


Quay lại với mấy câu thơ đầu; Xin đăng cả trang bài "Sáu mươi tuổi"

"Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán

 So với ông Bành vẫn thiếu niên".

Ăn khỏe, ngủ ngon, làm việc khỏe

Trần mà như thế kém gì tiên

                                1950

Bành Tổ sống 800 năm

Nghe nói Lão Tử (thọ 300 tuổi) cho rằng đời người nếu sinh hoạt như trời đất, đêm gặp nhau (nhất nhật nhất dâm độ), ngày tách xa thì cũng sẽ trường tồn.

Nếu với cái nghĩa động từ của Xuân các Pak có bình luận gì thêm từ bài này?

 

 

Trở về đầu




Posted By: TungDX on 26/07/2011 21:51:09


@Thông nói đúng cái điều mà nhiều nhà phê bình băn khoăn:

Rằng oan thì chắc có oan

Ai bảo khởi xướng và làm trưởng môn

Hậu thế sáng tác "tục" hơn

Cũng bị gán: "của Xuân Hương đấy mà"

"Chúa thơ nôm" đáng mặt là

Có oan chút đỉnh cũng là thường thôi

Hỏi trong kim cổ, đời người

Mấy ai được thế để đời hàm oan

Một số tác phẩm của Trạng Quỳnh cũng có tình trạng tương tự.

Trong ca dao cổ cũng có câu dùng xuân làm động từ:

Hôm nay bố cháu vắng nhà

Có Xuân một cái la cà sang đây

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 19/07/2011 08:21:34


@ Cám ơn Nghị, đúng là chỉ nên viết một chữ tục thôi.

@ Quan điểm của một số người nghiên cứu văn học liệt cả bài: Đá ông chồng bà chồng vào nhóm những bài thơ không phải của Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương. Theo họ một phụ nữ có học  sống dưới chế độ phong kiến thì không thể sáng tác những bài thơ tục như vậy, để khi nhìn thấy Nhà thơ hoặc nói đến tên nhà thơ là người ta nghĩ đến bà chỉ biết sáng tác thơ gắn với các bộ phận sinh dục của con người. Đã lâu rồi mình đọc một bài của Nhà Phê bình văn học nói về thơ của Thi sỹ HXH, cuối bài liệt kê một loạt các từ chữ môm nói về các bộ phận sinh dục của con ngưới có thơ của Bà.

Cũng như Nhà thơ Bút Tre -người sáng tạo ra một thể loại thơ mới, đã có một thời người ta cười cợt với thơ của ông và không ít người sáng tác theo thể loại thơ này và gán cho Nhà Thơ. Đến bây giờ, nếu không đối chiếu thì không biết bài nào do ông sáng tác và bài nào người ta gán cho ông.

Mình tin là Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương cũng bị oan như vậy.

Trở về đầu




Posted By: NghiPH on 18/07/2011 21:23:06


Anh Thông ơi!

Bài thơ Đá ông chồng bà chồng  mà anh Tung dẫn ra ở đây chẳng tục tí nào cả.  

 

Ở khía cạnh khác, dường như khi nói về những bài thơ (mà có người cho rằng được gán cho Hồ Xuân Hương) người ta nói đến cái “tục” mà “thanh” trong thơ của bà. Hình như, rất ít người thêm từ tữu vào sau từ tục, anh Thông ạ.  

Trở về đầu




Posted By: ThongNV on 18/07/2011 16:33:06


Nếu hiểu "Xuân già giặn" với nghĩa là già giặn tình xuân thì từ " Xuân" trong câu này lại giữ vài trò khác. Và với nghĩa đó thì câu:

"Đá kia còn biết xuân già dặn

Chẳng trách người ta lúc trẻ trung"

Thì thấy Hồ Xuân Hương tỏ ra rất rộng lượng vi tui tr.

Tuy nhiên, giới văn học đang có nhiều ý kiến cho rằng nhiều bài thơ cho là của Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương thực ra là của người khác. Với luận điểm cho răng một người có học như Thi sĩ thì không thể có những bài thơ tục tữu như vậy, mặc dù tục tữu tế nhị.

Trở về đầu




Posted By: NghiPH on 18/07/2011 09:21:54


Xuân già trong trường hợp này đích thực là động từ rồi. Cái tài tình của Hồ Xuân Hương chính là ở chỗ đã  vẽ lên một bức tranh lạ, đẹp, hấp dẫn: Đá ông đã phơ đầu bạc, đá bà đã sương sa nhưng luôn là khối tình cọ mãi với non sông.

Khi nói đến Xuân là người ta nói đến sự tươi trẻ, non trẻ, tuổi trẻ. Có ai gắn Xuân với tuổi già đâu. Thế mà tuổi già, “cái sự già” vẫn cứ rất Xuân mà lại là Xuân già dặn nữa thì càng tuyệt.

Hình tượng Xuân già dặn là của riêng Bà Chúa Thơ Nôm và bây giờ bà Chúa trao nó cho chúng ta những NguoiKGU đã về hưu và sắp về hưu.

Trở về đầu




Posted By: TungDX on 16/07/2011 22:39:01


Các bác thử xem trong bài Đá Ông Chồng Bà Chồng của Hồ Xuân Hương có phải xuân là động từ không?

Khéo khéo bày trò tạo hóa công

Ông chồng đã vậy lại bà chồng

Tầng trên mây phủ phơ đầu bạc

Thớt dưới sương sa đượm má hồng

Gan nghĩa trơ ra cùng tuế nguyệt 

Khối tình cọ mãi với non sông

Đá kia còn biết xuân già dặn

Chẳng trách người ta lúc trẻ trung

Trở về đầu




Posted By: TungDX on 16/07/2011 22:29:56


Các @ThoongNV, NghiPH Các bác bàn về "xuân" thật hay; Chữ "Xuân" được dùng dưới hai vai trò 1-danh từ (70 xuân); 2-tính từ (XUÂN XANH);Như vậy trong một câu xuân có thể đóng các vai: Chủ ngữ, bổ ngữ do nó là danh từ; Xuân có thể là tính từ bổ nghĩa cho danh từ khác;Còn một chức năng là vị ngữ tức là động từ trong câu thì có khi nào Xuân đảm nhận bác nào thấy câu nào đề nghị giới thiệu.

Trở về đầu

Posted By: TungDX trên 15/07/2011 22:23:22


Trong thơ của ... có hai câu:

Sáu mươi tuổi còn xuân chán

So với ông Bành vẫn chưa già

Các Pak bình hộ ý tứ của cụ xem có thể thu được các thông tin gì từ thông điệp trên

28/04/2024
Trang:  1 | 2 | Tiếp theo >  Cuối cùng >>